Trong đại dịch COVID-19 Làm_phẳng_đường_cong

Mô phỏng so sánh tỷ lệ lây nhiễm và số ca tử vong do quá tải bệnh viện khi các tương tác xã hội ở trạng thái "bình thường" (trái, 200 người được di chuyển tự do) và "giãn cách" (phải, chỉ 25 người được di chuyển tự do).
Xanh lục = Khỏe mạnh, không nhiễm bệnh
Đỏ = Nhiễm bệnh
Xanh lam = Đã khỏi bệnh
Đen = Tử vong
[11]

Khái niệm làm phẳng đường cong trở nên phổ biến trong những tháng đầu của đại dịch COVID-19.[12]

Theo Vox, để kết thúc giãn cách xã hội và trở về trạng thái bình thường, Hoa Kỳ cần làm phẳng được đường cong qua cách ly và xét nghiệm diện rộng, đồng thời cũng phải nâng cao đường thẳng.[13] Vox đề xuất nâng cao khả năng chăm sóc y tế qua các biện pháp như xét nghiệm diện rộng, phát triển các phần mềm và cơ sở vật chất để truy vết và cách ly người nhiễm bệnh, đồng thời mở rộng quy mô chăm sóc y tế bằng cách giải quyết việc thiếu hụt thiết bị bảo hộ cá nhânkhẩu trang.[13]

Theo The Nation, các lãnh thổ có nền tài chính và công suất chăm sóc y tế thấp như Puerto Rico phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn để nâng cao đường thẳng, và do đó bắt buộc phải tập trung hơn vào việc làm phẳng đường cong.[5]

Vào tháng 3 năm 2020, Giáo sư chuyên ngành Kinh tế và Luật Aaron Edlin thuộc trường Đại học California tại Berkeley bình luận rằng ngoài các nỗ lực làm phẳng đường cong quy mô lớn đang được thực hiện thông qua các gói khẩn cấp trị giá hàng nghìn tỷ đôla, cần phải thực hiện song song việc nâng cao đường thẳng và nâng cấp công suất chăm sóc y tế bằng những nỗ lực tương đương.[14] Edlin kêu gọi kích hoạt Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để công ty có thể sản xuất được các loại nước sát trùng, thiết bị bảo hộ cá nhânmáy thở cần thiết, đồng thời có khả năng thiết lập hàng ngàn cho tới hàng triệu giường bệnh theo nhu cầu của bệnh nhân.[14] Dựa vào các tính toàn từ tháng 3 năm 2020, Edlin kêu gọi xây dựng từ 100-300 bệnh viện cấp cứu để đối mặt với điều mà ông mô tả là "thảm họa y tế lớn nhất trong 100 năm", đồng thời đưa vào áp dụng các pháp chế về chăm sóc y tế để tránh phải thực hiện các thủ tục khẩn cấp trong thời gian đại dịch.[14] Edlin chỉ ra rằng các gói kích thích tăng trưởng được đề xuất chỉ nhắm tới xoa dịu sự hoảng loạn về tài chính, chứ không đánh trúng vào vấn đề cốt lõi của đại dịch: khả năng chăm sóc y tế.[14]

Vào đầu tháng 5, một cộng tác viên về vấn đề y tế của Forbes đăng tải bài viết với nội dung: "Tenet Healthcare cho biết hơn 60 bệnh viện đang 'không bị quá tải' trước số lượng bệnh nhân bị nhiễm chủng virus corona COVID-19, dấu hiệu mới nhất của việc hệ thống chăm sóc y tế Mỹ có thể đang xử lý hiệu quả trước đại dịch", từ đó cho thấy rằng mục tiêu làm phẳng đường cong xuống dưới mức công suất chăm sóc y tế đã đạt thành công bước đầu.[15] Tới năm 2021, cụm từ "làm phẳng đường cong" gần như không còn xuất hiện nhiều trong truyền thông y khoa.[16][17]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Làm_phẳng_đường_cong //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32269067 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7164388 //doi.org/10.1126%2Fscience.abb4557 //www.worldcat.org/issn/0027-8378 //www.worldcat.org/issn/0362-4331 https://www.afr.com/policy/health-and-education/we... https://www.forbes.com/sites/brucejapsen/2020/05/0... https://www.forbes.com/sites/joshuadudley/2020/04/... https://www.nytimes.com/2020/03/25/opinion/coronav... https://www.nytimes.com/article/flatten-curve-coro...